Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng
Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu cho mỗi căn bếp trong gia đình và thường khi nấu ăn xong thì hầu như ai ai cũng sẽ để dành lại dầu ăn và sử dụng cho lần sau nhưng tái chế dầu ăn đã qua sử dụng có nên không?
Những nhà hàng, quán ăn vì muốn tiết kiệm dầu ăn nên đã tái chế chúng lại rất nhiều lần và có cả chúng ta khi nấu nướng trong gia đình cũng vậy. Nhưng thường thì theo khuyến cáo thì việc tái chế dầu ăn lại rất không tốt và còn có hại cho sức khỏe. Vậy thực hư của việc này ra sao ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
> > Xem thêm: Mẹo vặt chữa hóc xương cá
Tái chế dầu ăn và điều sẽ xảy ra
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho hay thì dầu ăn mà đã qua chế biến không nên tái sử dụng lại bởi mỡ dầu này rất dễ bị oxy hóa, rất dễ hư và bị hôi, tăng cao axit béo chuyển hóa gây nên sự nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể của người tiêu dùng. Đặc biệt là tránh việc làm nóng lại loại dầu đã ép lạnh vì chúng sẽ có thời điểm bốc khói lên. Còn các loại dầu thực vật như dầu cám gạo, dầu mù tạt, dầu canola… thì rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng không nên tái sử dụng lại sau khi đã được chiên nóng qua rồi.
Hơn nữa, khi tái chế dầu ăn và sử dụng lại thì nó sẽ tạo ra các gốc tự do ảnh hưởng có hại cho cơ thể trong thời gian khá dài. Và những gốc tự do này có khả năng gây ra ung thư và gây ra sự tổn hại cho cơ thể bạn. Tái tạo việc sử dụng dầu này cung liên quan đến việc gia tăng nồng độ cholesterol rất xấu trong cơ thể của bạn. Các nguy cơ khác nữa cho sức khỏe là bao gồm các axit gây hại cho tim và gây ra sự khó chịu cho cổ họng.
Có thể tái chế dầu ăn đã qua sử dụng lại mấy lần?
Gạn lọc dầu ăn đã qua sử dụng
Và nếu như bạn muốn tái sử dụng hoặc tái chế dầu lại thêm một lần nữa thì hãy chắc chắn rằng dầu của bạn đã nóng vừa đủ và chưa hề bị bốc khói lên. Điều này thực chất có nghĩa là nếu như bạn đang chiên một số loại thực phẩm và dầu nóng, bốc khói thì hãy đảm bảo rằng chúng cần phải được đổ đi.
Một điều quan trọng mà bạn cần phải biết là dù ở nhiệt độ nào dầu trong khi đang sử dụng sẽ bốc khói - có nghĩa là lúc đó thì dầu đang và đã bắt đầu hủy hoại. Nếu bạn vặn cho lửa quá cao thì dầu sẽ bốc khói rất mau và trong khói đó có chất acreolin làm cho bạn cay mắt.
Khi dầu mà đang bị bốc khói thì sẽ làm tăng nhanh quá trình hư hỏng và tác hại của dầu, khiến chúng có mùi hôi, bị ôi, bị thay đổi màu sắc (dần dầu có màu đen). Do đó, không thể nói một cách chính xác được là có bao nhiêu lần khuyến cáo bạn có thể tái sử dụng lại các loại dầu ăn cũng như là số lần mà bạn có thể làm nóng chúng lên, mà bạn chỉ cần cẩn thận với các hướng dẫn của loại dầu ăn đó mà bạn đang sử dụng. Điều tốt nhất bạn cần làm là hãy tránh tái sử dụng dầu thừa một cách nhiều nhất có thể.
Ta nên làm gì với dầu ăn còn sót lại
Không nên tái chế dầu ăn đã qua sử dụng
1. Nếu như bạn muốn bảo quản dầu ăn còn sử dụng được thì trước tiên hãy để dầu nguội hẳn, sau đó bạn lọc tất cả những hạt hoặc các cặn thức ăn ra khỏi dầu ăn và bảo quản nó trong lọ chứa không khí kín. Nếu như bạn không lọc ra các cặn thì nguy cơ cao là rất có thể dầu ăn của bạn sẽ bị ôi và hỏng luôn.
2. Hãy đóng thật chặt nắp chai và bảo quản nó ở tủ có cửa đóng kín để hạn chế bớt các ánh sáng lọt vào khiến dầu nhanh chóng hỏng và hãy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và chỉ tiêu thụ trong vòng một tháng. Bạn hãy dùng giấy bạc mà bọc toàn bộ chai thủy tinh lại cho kín. Giấy bạc có tác dụng giảm bớt đi ánh sáng chiếu trực tiếp vào dầu ăn nên dầu sẽ bảo quản được lâu hơn.
3. Nếu như bạn đang xem xét việc sử dụng lại dầu thì hãy kiểm tra tốc độ suy thoái của nó. Có một số dấu hiệu suy thoái của dầu ăn có thể bao gồm bọt trên bề mặt, kết cấu của dầu nhờn, dày, sệt và hình dạng tối và tối tăm, có mùi ôi,...
4. Tuyệt đối bạn không nên trộn chung nhiều loại dầu lại với nhau khi muốn tái sử dụng và không nên đem đông lạnh dầu ăn.
5. Điều cuối cùng là hãy chắc chắn rằng là lần nấu ăn sau đó bạn hãy đổ một lượng dầu ăn vừa phải để tránh cho uống phí mà phải tái sử dụng.
Và quan trọng nhất là nếu bạn muốn giữ dầu ăn lại sau khi bạn nấu nướng, chiên, xào... thì phải biết được cái thời điểm bốc khói của dầu mà tránh. Mỗi một loại dầu đều có một nhiệt độ bốc khói rất khác nhau như dầu đậu nành là 241 độ C, dầu hướng dương ở 246 độ C, Canala 238 độ C, dầu oliu 190 độ C... Mỗi lần dầu ăn được sử dụng trở lại như vậy là mỗi lần nhiệt độ bốc khói của loại dầu đó lại bị giảm xuống.
Tái chế dầu ăn có thật sự tốt?
Cách tiêu hủy dầu ăn đã qua chế biến
Nếu bạn chỉ còn có một ít dầu ăn trong chảo thì bạn có thể chờ dầu nguội đi bớt và dùng khăn giấy để lau sạch. Tuyệt đối không đổ dầu xuống lỗ thoát nước trong bếp vì lâu ngày sẽ gây nghẹt đường ống của bạn.
Nếu như bạn không định gom dầu để tái sử dụng lại thì bạn có thể cắt miệng của lon bia và đổ dầu vào trong đó.
Mặc dù nghe thì có vẻ rất kỳ lạ, nhưng rất nhiều thành phố tại Mỹ kêu gọi người dân quyên góp dầu ăn của mình. Sau đó thì chính quyền thành phố sẽ dùng dầu ăn này để tái chế lại thành các chất đốt dạng nhiên liệu sinh học. Thực tế, nhiên liệu sinh học là một loại chất đốt không độc và có thể dễ dàng phân hủy được, thích hợp để sử dụng cho các động cơ xe, đồng thời còn giúp bảo vệ môi trường. Tại thành phố San Francisco của Mỹ còn dùng cả dầu ăn tái chế để làm năng lượng cho các hệ thống xe buýt.
Đèn dầu rất thích hợp cho việc sử dụng khi nhà bạn bị mất điện và khi bạn bị mắc kẹt trong bóng tối đầy sự bất tiện vào lúc nào đó vào ngày hoặc đêm.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết là có thể dùng dầu ăn cũ để làm đèn nham thạch cực tiện lợi tại nhà. Mặc dù nó không thực hữu ích như đèn dầu, nhưng đèn nham thạch thực sự cũng rất thú vị. Và nó là một hoạt động thú vị để bạn thực hiện cùng với trẻ nhỏ và cũng là một cách hay để tiêu hủy dần dầu ăn cũ.
Bạn có thể thực hiện cách này chỉ khi trong đồ đựng của bạn chỉ chứa cùng một loại dầu. Bạn hãy nhớ vệ sinh dầu bằng cách là cho dầu nguội đã chế biến qua vào chảo có nước. Đun nước sôi lên để lửa liu riu (lửa vừa hoặc nhỏ) rồi nhẹ nhàng khuấy đều hỗn hợp dầu và nước. Những cái làm cho dầu dễ nhiễm khuẩn như những mẩu thức ăn sẽ được tách ra khỏi lớp dầu và chìm dần xuống lớp nước. Để lọc dầu, bạn hãy nên chờ hỗn hợp nguội đi, và nếu cần, bạn cũng có thể cho hỗn hợp vào tủ đông đến khi nào lớp dầu đông cứng lại. Tiếp tục "vệ sinh" dầu ăn đến khi bạn không còn thấy cặn thức ăn hoặc những thứ dễ gây nhiễm khuẩn khác.
Có nên tái chế dầu ăn đã qua sử dụng
Tags: Thu mua dầu ăn đã qua sử dụng, Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng, Cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng, Giá thu mua dầu ăn đã qua sử dụng, Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng, Xuất khẩu dầu ăn đã qua sử dụng, Lọc dầu ăn bị đến, Bán dầu ăn thải